Hướng Dẫn Sử Dụng Plesk Web Hosting chi tiết

I. Thông tin truy cập hệ thống Plesk control panel

II. Hướng dẫn sử dụng dịch vụ

1. Hướng dẫn đưa website lên host bằng FTP
2. Hướng dẫn sử dụng E-mail
3. Hướng dẫn sử dụng MySQL Database (phpmyadmin)
4. Hướng dẫn đặt quyền ghi cho thư mục và file
5. Xem thông tin thống kê dịch vụ
6. Một số lưu ý khi sử dụng

I. Thông tin truy cập hệ thống Plesk Control Panel

Plesk Control Panel Admin có cấu trúc như sau: https://yourdomain.com:8443
Username : username
Password : password
Trong đó yourdomain là tên miền của bạn.
Username password là thông tin quản trị hosting.
Bạn cũng có thể sử dụng Plesk Control Panel thông qua địa chỉ IP như sau: https://diachiIP:8443
Trong đó diachiIP là địa chỉ IP của server mà nhà cung cấp dịch vụ đã gửi trong email hoặc hợp đồng cho bạn.

Trong quá trình đặng nhập vào Plesk Control Panel, bạn có thể gặp thông báo sau từ trình duyệt IE:

Chọn “Continue to this website” để tiếp tục vào trang đăng nhập

Nếu dùng Firefox có thể gặp thông báo thì làm theo các bước như sau:


Bạn nên đổi mật khẩu ngay sau khi đăng nhập lần đầu tiên để đảm bảo an toàn cho hosting của bạn.

Giao diện trang đăng nhập Plesk Control Panel:
II. Hướng dẫn sử dụng dịch Plesk

Sau khi đăng nhập vào Plesk Control Panel, bạn sẽ thấy màn hình hiển thị giao diện như sau (mặc định hệ thống hiển thị trang home)


Bạn sẽ nhìn thấy Logged in as domain.com
Bạn có thể xem thông tin liên hệ và thực hiện thay đổi mật khẩu ở đây. Chọn Logged in as domain.com > Edit Profile
Bạn chọn nhập mật khẩu mới rồi bấm “OK” để hoàn tất
Trong trang Home có 5 mục riêng biệt với các chức năng riêng biệt mỗi mục như sau:
Statistics: Xem thống kê, quản lý file logs,…
Websites & Domains: quản lý domain (add domains, quản lý website, quản lý account FTP,..)
Mail: quản lý hệ thống mail
User: quản lý thông tin user đăng nhập và quản trị Plesk Control Panel
Applycation: quản lý ứng dụng dành cho website (joomla, php, …)

Để quản lý websites & domains bạn click vào tab Websites & Domains hệ thống sẽ chuyển sang giao diện quản lý domain như sau:


Ở phần cuối trang bạn có thể nhìn thấy list danh sách domain hiện tại, có thể chọn các biểu tượng tương ứng để quản lý các domain này:

Preview (xem website)
Go to website folder (tới thư mục gốc quản lý code của website)
Xem thống kê của domain (dung lượng, lưu lượng tính đến thời điểm hiện tại)
Quản lý DNS

Bạn cũng có thể click trực tiếp vào tên domain trong danh sách domain để thao tác chỉnh sửa, cấu hình lại các thông số cho domain:

Domain name: tên domain
Document root: folder chứa code của website (ở đây mặc định là httpdocs)
Microsoft ASP.NET support: Chọn Version của ASP.NET
PHP support: Chọn Version của PHP

Bạn cũng có thể chỉnh sửa các thông số cấu hình PHP trong mục PHP Settings (safe_mode: On, Off)


Phía trên danh sách domain quý khách có thể thấy các tab:

Add new domain: tạo một domain mới
Add new subdomain: tạo một tên miền con



Bạn có 1 domain là yourdomain.com thì tên miền con sẽ là những tên miền có dạng:
Sub1.yourdomain.com
Sub2.yourdomain.com

Phần Document root bạn đặt tên cho folder chứa code cho tên miền con. Sau khi tạo tên miền con bạn có thể thao tác với tên miền con giống như thao tác đối với một domain như đã nói ở trên.

Cũng trong phần Website & Domain bạn chọn mục Database: tạo cơ sở dữ liệu cho domain

Tại đây bạn điền thông tin
Database name: tên cơ sở dữ liệu của domain
Chọn type: ở đây có hai lựa chọn SQL server hoặc MySQL.
Cuối cùng bấm OK để hoan tất tạo dữ liệu

Sau khi tạo cơ sở dữ liệu xong bạn bấm trực tiếp vào tên cơ sở dữ liệu đã tạo hệ thống sẽ chuyển tới giao diện:


Tại đây bạn bấm vào nút Add New Database User để tạo user cho cơ sở dữ liệu đã tạo


Điền các thông tin: tên user, password. Bạn lưu ý đây là account để kết nối đến cơ sở dữ liệu của website nên bạn cần nhập đúng trong phần config của website

Trong mục FTP access quý khách quản lý account đăng nhập để quản lý website của mình thông qua FTP

Chọn Create Additonal FTP Account để tạo một account FTP mới
FTP account name: tên tài khoản đăng nhập
Home directory: tên thư mục cho phép truy cập FTP vào Nhập password mới, xác nhận lại password
Mục Hard disk quota cho phép hạn chế dung lượng cho phép truy cập FTP hoặc quý khách cũng có thể chọn Unlimted (không hạn chế)
Phần Read permission và Write permission cho phép phần quyền đọc và ghi dữ liệu (tick chọn nếu cho phép)

Hướng dẫn đưa website lên host bằng FTP

Để truy cập vào host qua FTP bạn cần một phần mền FTP client. Ví dụ sử dụng phần mền CuteFTP Pro. (http://www.cuteftp.com) hoặc phần mềm miễn phí Filezilla (http://filezilla-project.org/download.php)

Thông tin về tài khoản FTP có 3 tham số:

FTP Server: IP máy chủ (ví dụ 123.30.185.47) hoặc yourdomain.com (nếu bạn dùng theo tên miền thì tên miền của bạn phải được trỏ về DNS của nhà cung cấp dịch vụ)
FTP Username: tên truy cập FTP
FTP Password: mật khẩu

Dữ liệu website của bạn nằm trong thư mục httpdocs, các thư mục khác bạn không nên tác động đến nếu không biết rõ chức năng của các thư mục đó

Để thay đổi mật khẩu FTP bạn vào mục FTP Access, bấm vào tên account FTP đã tạo hệ thống sẽ chuyển sang giao diện mới, tại đây bạn nhập mật khẩu mới và xác nhận lại để thay đổi mật khẩu


Cũng trong phần Website & Domain bạn chọn mục Backup Manager để quản lý backup cho website


Nút Backup: tạo một bản bakup, bạn điền đầy đủ các thông tin



Dữ liệu đã được backup và sẵn sàng được download về khi cần thiết

Mục Database Backup Repository cho phép bạn backup cơ sở dữ liệu của website

Hướng dẫn restore Data Base MSSQL:

- Click vào tab websites & domains, Click chọn Backup Manager như hình bên dưới


Click Database Backup Repository

Chọn databse cần restore sau đó click Upload Backup file


Bấm button duyệt -> chọn file backup (File .bak ) từ máy local -> chọn dấu check Restore database backup immediately upon uploading (mặc định đã check sẵn) -> bấm OK và đợi quá trình restore hoàn tất

Quản lý Mail:

Sau khi đăng nhập vào trang quản lý Plesk Control panel quý khách chọn mục mail, hệ thống sẽ chuyển đến giao diện để quản lý mail của website:


Trong trang quản trị mail này, bạn có thể thêm, xóa, thay đổi 1 account mail. Để tạo một tạo một E-mail mới bạn bấm vào create E-mail address
Để xóa mail bạn chọn “dấu tick” vào tài khoản mail cần xóa và bấm vào “Remove”.

Để thay đổi thông tin mail như mật khẩu,… khách hàng chọn mail cần thay đổi và bấm vào email đó hệ thống sẽ đưa đến trang chứa thông tin cần thay đổi


Hướng dẫn sử dụng Webmail

Chú ý: Sau khi đã tạo được các account mail trên hệ thống, để có thể sử dụng email để gửi nhận ra các hộp thư bên ngoài, bạn cần thay đổi bản ghi MX trong tên miền của mình theo cú pháp như sau:

MX > webmail.yourdomain.com
webmail.yourdomain.com > diachiIP (của máy chủ hosting bạn nhận được)

Bạn có thể check mail qua địa chỉ: http://webmail.yourdomain.com

Trang đăng nhập webmail như sau:



Username: email@yourdomain.com
Password: your password

Đây là các account mail mà quý khách đã tạo ở phần trên
Giao diện trang webmail sau khi đăng nhập và thực hiện thao tác gửi/nhận mail cơ bản như sau:

Sử dụng chức năng Setting để thay đổi thông tin cá nhân



Hướng dẫn sử dụng POP3 với Outlook Express:

Thông tin POP3:

SMTP/POP3 Server: Địa chỉ IP của server (đã gửi trong email thông tin tài khoản của bạn) hoặc yourdomain.com

Username: email@yourdomain.com
Password: password

Hướng dẫn cụ thể sử dụng với OutlookExpress

Tạo account trong Outlook Express


Đăng nhập Outlook Express chọn “Tool” -> “Account


Chọn Next:

Khai báo với các thông số như dưới đây

Chọn Next:


Finish để hoàn thành

Bạn tiếp tục chọn email vừa khởi tạo từ thanh công cụ của Outlook Express: “Tools” -> “Account -> account vừa tạo” và làm theo các bước 1 ->2 -> 3 như hình sau:

OK
Bây giờ bạn đã có thể sử dụng mail với Outlook Express

Chú ý: Trường hợp bạn cấu hình Outlook chưa đúng sẽ gây ra việc không nhận hay không gửi được mail, lúc này bạn sử dụng webmail để thử việc gửi/nhận mail. Nếu webmail vẫn hoạt động thì tức là trong Outlook, quý khách hàng cấu hình các thông tin chưa đúng, vì vậy bạn hãy thực hiện lại việc khai báo như hướng dẫn trên.

Hướng dẫn sử dụng MySQL Database (phpmyadmin)

Tạo database:


Trong đó:
MySQL Database đặt tại localhost

Tiếp theo khách hàng cần phải tạo tài khoản cho database vừa tạo, chọn Add New Database User.


Khi bấm vào WebAdmin hệ thống sẽ hiện ra trang quản trị database MySQL (phpMyAdmin).
Lưu ý, Webadmin cần trình duyệt của bạn mở chế độ pop-up để hoạt động


Để Import dữ liệu vào Database bạn vào phpMyAdmin
1. Click Query window

Chọn Tab Import files


2. Chọn file dữ liệu của khách hàng và click Go.
3. Click Insert data from a text file link.


Hướng dẫn đặt quyền ghi cho thư mục và file

Khi cài đặt phần mềm cho website, bạn có thể gặp phải các lỗi:
- Không cập nhật được bài viết (dùng database access hoặc text file)
- Không upload được ảnh,file,…
Các lỗi này gặp phải do file database nếu dùng access, thư mục upload file chưa có quyền ghi.
Để đặt quyền ghi cho thư mục, file khách hàng truy cập vào Website & Domain >  File manager

Hệ thống sẽ chuyển đến giao diện cho phép bạn quản lý code của website



Bạn chọn folder cần phân quyền rồi bấm vào biểu tượng ổ khóa (change permissions for directory)
Hệ thống sẽ chuyển đến giao diện cho phép thay đổi quyền của thư mục đã chọn, bạn chọn User cần thay đổi quyền ở cột bên trái (IIS User, IIS WP User) và thực hiện thay đổi quyền ở cột bên phải. Sau khi thay đổi , quý khách bấm OK để hoàn tất


Xem thống kê dịch vụ: Sau khi đăng nhập vào hệ thống quản trị Plesk Control Panel, bạn chọn mục Statistics


Quản lý User:

Từ màn hình hiển thị sau khi đăng nhập hệ thống quản trị Plesk Control Panel quý khách chọn mục Users

Tại đây quý khách có thể chọn User Accounts để quản lý tạo, sửa xóa user, chọn User Roles để quản lý quyền cho user


Phần User Accounts bạn chọn Create User Account để tạo user mới, để xóa 1 user tick chọn vào user và bấm nút Remove

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

101 most useful websites on the internet

CODE slide ảnh hoặc tin tức chạy từ dưới lên liên tục không ngắt quãng